• Hotline 09.4108.4108
  • Office 028.39.37.18.19
  • THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ - CÂN ĐIỆN TỬ
    THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ - CÂN ĐIỆN TỬ

    Cân tính tiền điện tử ngày càng được sử dụng thông dụng hơn trong các siêu thị, nhà hàng, nhà bán lẻ,… Chính bởi sự tiện lợi, chính xác của cân tính tiền điện tử, người dùng tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, nâng cao hiệu quả công việc. Bạn có từng thắc mắc cấu tạo của một chiếc cân tính tiền điện tử gồm những gì không?

    Cấu tạo cân tính tiền giá rẻ

    I. Tổng quan Cấu tạo cân tính tiền điện tử

    Về tổng quan cấu tạo của cân tính tiền điện tử gồm 2 phần chính đó là phần cơ khí (hay còn gọi là phần đòn cân) và phần điện gồm các mạch tính hiệu điện tử.

    Phần cơ khí của cân tính tiền điện tử phần lớn đều bao gồm khung và bàn cân, ngoài ra, một số loại cân khác nhau còn có các bộ phận khác nhau như: bộ phận giá đỡ, khung cơ khí, khung bảo vệ, … Với các nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau mà cấu tạo và kích thước của các bộ phận cơ khí ở cân tính tiền điện tử cũng khác nhau. Ví dụ đối với các loại cân tính tiền công nghiệp phần cơ khí của máy sẽ cồng kềnh và nặng.

    Phần điện của cân tính tiền điện tử gồm có Loadcell- bộ phận cảm biến trọng lượng và bộ phận hiển thị của cân. Loadcell được coi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo của cân điện tử nói chung và cân tính tiền điện tử nói riêng.

    II. Chi tiết cấu tạo cân tính tiền điện tử

    5 Bộ phận cơ bản trong một thiết bị cân tính tiền điện tử:

    1. Loadcell – Cảm biến lực

    Chức năng của Loadcell trong cân tính tiền điện tử là bộ phận truyền tín hiệu vào bo mạch khi có vật được đặt trên đĩa cân.

    Loadcell là một thiết bị có điện trở thay đổi khi bị nén lại hay kéo dãn ra, được cung cấp một nguồn điện ổn định. Trong cân tính tiền điện tử, Loadcell được cố định 1 đầu, đầu còn lại tự do và gắn với mặt bàn cân. Khi ta đặt một vật lên đĩa cân, khối lượng của vật sẽ tác động 1 lực lên bàn cân làm loadcell bị uốn cong. Điện trở sẽ bị kéo dãn và thay đổi. Sự thay đổi điện trở này có liên hệ chặc chẽ với khối lượng của vật được cân.

    2. Đĩa cân

    Đĩa cân hay bàn cân là một mặt phẳng để đặt vật cần cân lên của cân tính tiền điện tử. Chất liệu của bàn cân rất đa dạng nhưng phổ biến nhất vẫn là chất liệu Inox chống gỉ sét dễ dàng vệ sinh

    3. Mạch khuếch đại

    Mạch khuếch đại sẽ có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu điện từ Loadcell vì tín hiệu này thường rất nhỏ (mV) nhằm giúp bộ xử lý nhận tín hiệu rõ hơn, giảm thiểu tối đa sai số khi cân đo

    4. Mạch chuyển đổi tín hiệu và bộ vi xử lý

    Sau khi tín hiệu điện từ Loadcell được khuếch đại qua mạch khuếch đại sẽ tới bộ phận chuyển đổi và xử lý tín hiệu. Lúc này tín hiệu điện- tín hiệu Analog được nhận diện và chuyển đổi sang dạng tín hiệu Digital – tín hiệu số. Trong kỹ thuật, mạch chuyển đổi còn được gọi là mạch A/D

    5. Bộ chỉ thị và phím tương tác

    Bộ phận chỉ thị và các phím chức năng sẽ gồm một màn hình LED, LCD,… để hiển thị các giá trị cân đo, tính tiền và các phím điều khiển chức năng giúp thực hiện các nhu cầu của người dùng. Các phím thông dụng trên một thiết bị cân tính tiền điện tử: ZERO/TARE, UNIT, PRINT,… Tổng các phím trên bàn cân có thể lên tới 18 nút.

    Với mỗi mục đích khác nhau các cân tính tiền điện tử sẽ có thiết kế và tải trọng khác nhau nhưng vẫn luôn gồm có 5 bộ phận cơ bản nêu trên.

    Cấu tạo cân tính tiền siêu thị

    III. Lưu ý sử dụng cân tốt nhất

    Để cân có thể hoạt động tốt cần chú ý:

    Không tác động lực bất ngờ lên bàn cân có thể gây biến dạng bàn cân, ảnh hưởng đến tính chính xác của thiết bị

    Không cân quá giới hạn của cân, chỉ cân trong khoảng cho phép để đảm bảo tuổi thọ cho Loadcell

    Không bảo quản cân trong môi trường ẩm thấp, ướt vì dễ làm hỏng các bo mạch trong cân và các phím chức năng, màn hình hiển thị

    Vệ sinh định kỳ và thường xuyên để mặt cân luôn mới và đảm bảo vệ sinh

    Bảo hành đúng thời hạn.

    Kết luận:

    Thiết bị cân tính tiền điện tử 2 trong 1, vừa cân đo khối lượng vừa tính thành tiền cho các sản phẩm giúp người bán hàng tiết kiệm thời gian tính tiền cho khách đồng thời tránh rủi ro nhầm lẫn, thất thoát do tính sai. Hiểu biết về cấu tạo của cân tính tiền điện tử nói riêng hay cân điện tử nói chung sẽ giúp bạn quản lý và bảo quản thiết bị này tốt hơn và hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết của chúng tôi hữu ích với quý bạn đọc.

    >> Quý khách có thể tham khảo thêm về cách vệ sinh bảo quản cân tính tiền điện tử

     

    Quý khách đã biết về cân tính tiền điện tử gồm những bộ phận quan trọng nào chưa? Quý khách đã tìm hiểu kỹ về cân tính tiền? Hãy đến với Minh Phúc chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn nhé
    2.45 sao của 28 đánh giá
    Cấu tạo của cân tính tiền điện tử
    Cấu tạo của cân tính tiền điện tử
    Tin tức Tư vấn miễn phí 09.4108.4108 114 Đường số 4, Kp3, P.Linh Xuân, Q. Thủ Đức
    09.4108.4108
    Gọi điện09.4108.4108